Amply bị mất tiếng là lỗi rất cơ bản mà hầu như chiếc amply nào qua một thời gian sử dụng cũng gặp phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sửa amply mất tiếng. Cùng theo dõi bài viết này của Phúc Thanh Audio để biết cách xử trí với lỗi mất tiếng amply nhé!

Amply là gì?

Amply (tên đầy đủ là Amplifier) là thiết bị điện tử không thể thiếu trong các dàn âm thanh hiện nay. Nó có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu âm thanh và khuếch đại tín hiệu.

Có thể nói amply quyết định chất lượng âm thanh của cả dàn loa. Vì vậy khi chọn mua amply cần lưu ý mua amply chất lượng tại nơi uy tín, đảm bảo hàng chuẩn.

Cấu tạo cơ bản của một amply

Trước khi muốn bắt tay sửa chữa bất cứ thiết bị nào, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là cấu tạo của thiết bị đó. Chỉ khi nắm rõ được cấu tạo của thiết bị bạn định sửa, bạn mới biết nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp. Dưới đây là cấu tạo cơ bản của một chiếc amply:

- Biến áp nguồn

Biến áp nguồn là bộ phận có giá trị lớn nhất của một chiếc amply, xét về cả giá trị kinh tế và giá trị sử dụng. Đây là bộ phận cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động của các linh kiện điện tử trong mạch. Biến áp nguồn giúp chuyển đổi điện lưới 110V, 220V thành điện áp thấp hơn 30-50VAC. 

- Khối công suất và bảo vệ

Khối công suất và bảo vệ là khối quan trọng nhất trong amply. Thật ra hai khối này là hai khối tách biệt nhưng vì khối bảo vệ không lớn nên được tích hợp cùng khối công suất. Nhiều amply có công suất nhỏ hoặc giá thành rẻ thì còn không có khối bảo vệ.

Amply có công suất bao nhiêu, chất lượng cao hay thấp được quyết định chủ yếu bởi khối này. Có hai phương án chính để chế tạo phần công suất:

Phương án đầu tiên, nếu yêu cầu amply gọn nhẹ thì dùng mạch tích hợp với công suất vừa.

Phương án thứ hai là dùng các linh kiện khuếch đại rời như BJT, FET hoặc Tube để cho khả năng tùy biến linh hoạt hơn. Có thể ráp mạch từ vài W tới 200W thông dụng và nếu ráp đúng linh kiện thông dụng có thể cho đến cả nghìn W PMPO.

- Hệ thống mạch điện

Hệ thống mạch điện của một chiếc amply bao gồm: 

Mạch vào: mạch vào có nhiệm vụ xử lý tín hiệu đi vào amply để đạt tới mức tín hiệu cần thiết (0.7V RMS). Quá trình này đảm bảo sao cho mức tín hiệu khi tới mạch xử lý âm sắc có biên độ không quá khác nhau. Hạn chế tình trạng khi đổi sang tai nghe khác, chúng ta không bị giật mình bởi volume quá lớn và phải giảm gấp volume.

Mạch xử lý âm sắc và tạo các hiệu ứng: tại đây, người dùng có thể tăng giảm tùy ý biên độ của từng khu vực tần số để phù hợp với phong cách các loại nhạc hoặc sở thích cá nhân. Mạch điều chỉnh âm sắc thường có ít nhất hai dải tần số tới 32 dải tần. Phần tạo hiệu ứng thì chải chuốt thêm cho thị hiếu người nghe, mang lại trải nghiệm âm thanh thú vị.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng amply bị mất tiếng

- Do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất

Nếu mua phải amply kém chất lượng thì sẽ không tránh khỏi tình trạng amply mất tiếng và nhiều vấn đề phát sinh khác trong khi sử dụng. Quá trình sản xuất có thể xảy ra sai sót như đấu thiếu dây, biến áp trục trặc… gây nhiều phiền toái cho người nghe. 

- Do người sử dụng amply không đúng cách

Việc sử dụng sai cách cũng là nguyên nhân khiến amply bị mất tiếng. Dù biết rằng sau một thời gian sử dụng thì chất lượng sản phẩm sẽ giảm đi là điều rõ ràng, nhưng biết cách giữ gìn và bảo vệ amply thì nó vẫn hoạt động bền bỉ theo thời gian. Bạn lưu ý không mở amply quá to khiến thiết bị thường xuyên hoạt động quá công suất. Đồng thời thường xuyên vệ sinh, lau chùi. Để amply nơi cao ráo, khô thoáng và không xếp chồng các vật dụng khác lên.

Cách xử lý khi amply bị mất tiếng

- Bước 1: Đầu tiên bạn cần kiểm tra nguồn cấp điện và núm chỉnh âm lượng của amply.

Nếu bạn quan sát thấy đèn báo nguồn vẫn sáng, điều chỉnh âm lượng lên max nhưng amply vẫn mất tiếng thì hãy rút jack cắm kết nối với đầu phát sau amply. Tiếp theo, bạn búng vào đầu jack, nếu nghe thấy tiếng “bụp” có nghĩa đầu phát hỏng, amply cần được đem đi sửa chữa.

Bạn cũng có thể kiểm tra xem dây kết nối có hỏng không bằng cách dùng vật bằng kim loại quẹt vào cổng input, nếu dây kết nối hỏng thì loa sẽ bị ù. Bạn chỉ cần thay dây kết nối mới.

- Bước 2: Kiểm tra các ốc bên hông amply

Sau khi thực hiện bước 1 mà loa vẫn mất tiếng thì bạn thực hiện tiếp thao tác dùng bút thử điện kiểm tra các ốc bên hông amply. Nếu bút báo sáng, tiến hành đảo đầu cắm điện cho APM. Còn nếu bút không sáng thì lỗi nằm ở vị trí khác phức tạp hơn nhiều, cần tới chuyên gia để xử lý.

Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách sửa amply mất tiếng đơn giản mà hiệu quả nhất. Hi vọng thông tin này giúp ích cho bạn trong việc sửa amply tại nhà. Có bất cứ vấn đề gì về amply mất tiếng hãy liên hệ với Phúc Thanh Audio để được giải đáp thêm bạn nhé!