Loa là một thiết bị âm thanh được nhiều gia đình sử dụng. Và mẫu loa được sử dụng nhiều hiện nay đó chính là loa âm trần. Với việc lặp đặt lên trên trần nhà giúp âm thanh có thể lan tỏa rộng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của không gian… Vậy cụ thể lắp đặt và cách thực hiện như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết chi tiết.

Giới thiệu về loa âm trần

Những người đam mê âm nhạc chắc hẳn không xa lạ gì với loa âm trần. Đây là loại loa được lắp đặt trên trần nhà thay vì để dưới đất, trên kệ tủ. Ở vị trí này, loa sẽ giúp âm thanh tỏa đều khắp không gian. Tùy theo khu vực lắp đặt sẽ có hệ thống loa âm trần có công suất phù hợp.

Với thiết kế nhỏ gọn và tinh tế là điểm nổi bật của dòng loa này. Loa thường được thiết kế theo kiểu hình tròn và có 2 móc ở 2 bên. Với thiết kế này, người dùng dễ dàng lắp đặt loa âm trần .

Thông thường, cấu tạo của loa âm trần gồm 6 bộ phận dưới đây:

  • Màng bass
  • Vỏ loa
  • Củ nam châm
  • Màng kim loại
  • Bộ biến áp của loa. 

>>>Tham khảo ngay: TOP 3 mẫu loa âm trần tốt nhất hiện nay để chọn mua ngay bạn nhé.!

Cách lắp đặt loa âm trần nhanh chóng, chính xác

Loa âm trần mang lại nhiều lợi ích trong đó nổi bậc nhất đó chính là việc dễ dàng lắp đặt được ở nhiều không gian khác nhau. Việc lắp đặt loa âm trần giúp tiết kiệm chi phí, thậm chí, một số loa còn được thiết kế với khả năng phòng chống cháy nổ khá tốt.

Để lắp đặt loa âm trần, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:  

Bước 1: Khảo sát không gian và tính toán số lượng loa

Tùy theo diện tích không gian lắp đặt loa, bạn tính toán số lượng loa cũng như chọn công suất loa phù hợp. Nếu chỉ dùng trong không gian gia đình, bạn có thể sẽ cần ít loa. Nhưng nếu sử dụng trong không gian quán cà phê, có thể sẽ cần số lượng nhiều hơn.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt loa âm trần

Để có thể dễ dàng lắp đặt loa, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như:

  • Khuôn của loa ốp trần
  • Khoan tường
  • Băng dán điện
  • Thang
  • Các dụng cụ khác như: kéo, kìm, bút,cưa,…

Bước 3: Xác định vị trí lắp đặt loa phù hợp

Thông thường, loa âm trần được sử dụng trong không gian phòng khách gia đình. Nó cũng được sử dụng phổ biến ở các quán cà phê, phòng trà… Đối với các không gian này, bạn cần lựa chọn vị trí lắp đặt loa sao cho phù hợp nhất.

Vị trí lắp đặt cần đảm bảo âm thanh có thể tỏa đều khắp căn phòng và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ. Thông thường, loa âm trần nên được lắp đặt ở vị trí trung tâm của căn phòng hoặc các góc phòng. Người ta cũng thường lắp đặt loa âm trần ở vị trí giữa các đèn để tạo nét đẹp thẩm mỹ…

Bước 4: Khoét lỗ loa âm trần

Để có thể đặt loa âm trần, sau khi xác định vị trí lắp, bạn tiến hành khoét lỗ để đặt loa. Bạn sẽ cần dùng thang để có thể tiếp xúc với vị trí muốn lắp đặt. Ngoài ra, bạn sẽ cần đến bút để đánh dấu vị trí đặt khuôn loa âm trần.

Sau khi xác định vị trí, bạn dùng dao rạch giấy để khắc theo vị trí mà bút đã đánh dấu. Sau đó dùng cưa để cưa bỏ phần thạch cao. Như vậy là bạn đã thực hiện xong việc khoét lỗ loa âm trần.

Bước 5: Kéo dây kết nối loa âm trần

Để loa có thể hoạt động, bạn cần thực hiện việc kéo dây để đấu nối loa âm trần với nhau cũng như với các thiết bị khác… Thông qua các lỗ khoan, bạn tiến hành kéo dây đấu nối và thực hiện việc kết nối. Trong trường hợp kéo dây khó khăn, bạn nên sử dụng ống gen để việc đi dây được đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.

Bước 6: Tiến hành đấu nối dây dẫn với loa / amply

Các loa âm trần thường được thiết kết với biến áp trong khoảng 70v đến 100v. Khi kết nối với amply, bạn chú ý nối chúng về phần công suất tương ứng. Phần cực âm của loa sẽ được kết nối với cổng COM của amply. Và bạn thực hiện kết nối cổng dương của loa với cổng 100v của amply.

Bước 7: Thử nghiệm

Khi đã thực hiện việc kết nối xong, bạn tiến hành thử nghiệm để kiểm tra âm thanh.

Tìm hiểu về cách đấu loa âm trần trong lắp đặt

Lắp đặt loa âm trần cần chú ý về khoảng cách giữa các loa để đảm bảo hiệu suất cũng như hiệu quả về âm thanh. 

Khoảng cách giữa 2 loa âm trần: Khoảng cách bao nhiêu là hợp lý sẽ tùy thuộc vào công suất của loa âm trần. Từ đó, sẽ có khoảng cách về âm thanh của hệ thống loa âm trần và cho ra kết quả về khoảng cách giữa 2 loa phù hợp.

Khoảng cách giữa 2 loa âm trần theo độ phủ: Độ phủ của loa sẽ phụ thuộc vào công suất. Loa có công suất 3W sẽ có độ phủ khoảng 6 – 8m2. Tương tự loa có công suất 6W sẽ có độ phủ khoảng 10 – 12m2, 10W có độ phủ 12 – 15m2…

Khoảng cách giữa 2 loa âm trần theo công suất: Một loa có công suất 6w sẽ phù hợp với diện tích phòng từ 10-15m2. Trong trường hợp công suất khoảng 20w thì diện tích phòng tương ứng sẽ khoảng từ 20-25m2.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách lắp đặt loa âm trần để nghe nhạc hay nhất. Hy vọng những thông tin hữu ích cho các bạn trong  việc lắp đặt loa. Nếu cần tư vấn thêm về loa, liên hệ với Phúc Thanh Audio ngay nhé! Chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn tận tình!