Trong bất kỳ dòng loa nào thì đều có một thông số vô cùng quan trọng bạn cần phải quan tâm chính là công suất RMS. Nhờ có công suất này bạn biết thêm về thiết bị âm thanh của mình. Tuy nhiên công suất RMS của loa là gì? Đặc điểm, cách đo, cách áp dụng RMS như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được Phúc Thanh Audio giải đáp cụ thể thông qua bài viết sau. 

Công suất loa RMS là gì?

Công suất RMS là từ viết tắt của Root Mean Squared có nghĩa là công suất thực sự hay công suất hiệu dụng của một thiết bị. Đây chính là con số mà bạn cần đặc biệt quan tâm khi lựa chọn mua thiết bị âm thanh. Thông thường thông tin này sẽ được nhà sản xuất ghi rất rõ trên những sản phẩm của mình. 

Công suất này không chỉ được hiển thị trên loa mà cả những thiết bị có công suất khác đều sở hữu. Tuy nhiên thông tin này sẽ có những nhà sản xuất ghi rõ ràng hoặc không rõ ràng. Những thiết bị có in công suất như amply, cục đẩy công suất, đầu karaoke.

Công suất hiệu dụng RMS tính theo công thức P = I2.R hoặc P = U2/R. 

Công suất RMS của loa đại diện cho cái gì?

Khi loa hay thiết bị âm thanh được sử dụng đúng với mức công suất đã quy định thì khả năng hoạt động sẽ tăng lên đáng kể. Nhất là trong điều kiện bình thường loa và thiết bị sẽ vô cùng bền bỉ. Do đó khi tiến hành kết nối giữa loa với amply hay ghép loa với cục đẩy thì công suất RMS sẽ được chú ý và quan tâm hơn cả. 

Đơn vị RMS là gì? 

Rất nhiều bạn thắc mắc không biết đơn vị tính RMS là gì? Cụ thể RMS chính là đại lượng đặc trưng cho công suất hiệu dụng của thiết bị. Chính vì thế đơn vị của RMS chính là W (Watt). 

>>>Bạn đang có nhu cầu mua loa Line Array để phục vụ nhu cầu của bản thân, liên hệ ngay Phúc Thanh để được hổ trợ nhé.!

Vì sao bạn cần quan tâm đến công suất RMS?

Trên thực tế việc biết định nghĩa của công suất RMS sẽ có tác động vô cùng lớn đến việc phối ghép các thiết bị âm thanh với nhau. Điều này giúp bạn hạn chế tình trạng loa hay amply bị cháy. Về cơ bản, những nguyên tắc chung bạn cần hiểu và nắm vững như sau:  

  • Nếu tiến hành ghép nối với amply thì amply cần phải sở hữu công suất lớn gấp 1,5 đến 2 lần công suất của loa, hoặc công suất cũng phải bằng nhau. 
  • Với cục đẩy công suất thì công suất cần phải gấp 2 lần hay ít nhất bằng với công suất thực của loa. Trường hợp chọn cục đẩy 400W thì chọn loa 200W.
  • Lưu ý quan trọng bạn không được để thiết bị khuếch đại có công suất RMS nhỏ hơn loa. Nếu không tình trạng chập hay cháy có nguy cơ xảy ra cao. 
  • Khi phối ghép phải chú ý việc đang cùng đo ở một mức trở kháng nhất định. Không tính RMS của amply ở 8 Ohm mà tính RMS của loa ở 4 Ohm.

Ví dụ cụ thể về phối ghép công suất RMS giữa loa và amply

Thông thường loa của chúng ta mua thường có RMS là 450W và làm việc trong trở kháng là 8 ohm. Vì thế bạn nên chọn cục đẩy hay amply cần sở hữu từ 450W – 900W trong cùng điều kiện trở kháng 8 ohm.

Trên thực tế hiện nay những nhà sản xuất những thiết bị khuếch đại công suất với trở kháng là 4 ohm – 8 ohm. rất ít dòng trở kháng nào trên thị trường có khoảng 2ohms.

Công suất liên tục và công suất RMS của loa (Continuous Power and RMS Power Ratings)

Công suất liên tục và công suất RMS của loa có khác nhau hay không?. Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Về cơ bản khi xét trong kiến thức âm nhạc hay điện dân dụng thì công suất RMS và công suất liên tục là một. Khi bạn tiến hành lựa chọn loa và amply phối ghép chì cần tập trung chủ yếu vào hai thông số đặc biệt này. Không cần tập trung quá nhiều về thông số PMPO.

Thiết bị để đo công suất RMS là gì?

Trên thực tế việc đo công suất RMS không hề đơn giản, để có thể đo được bạn cần phải sử dụng đến thiết bị đo. Cụ thể thiết bị điện tử được sử dụng cho công việc này chính là đồng hồ vạn năng. Tuy nhiên hầu hết những thiết bị âm thanh và loa đều có thông tin này nên không nhất thiết phải dùng đồng hồ để đo. 

Công suất RMS có trên những thiết bị nào?

Tất cả những thiết bị sử dụng điện năng để có thể hoạt động đều được trang bị công suất RMS. Tuy nhiên vấn đề là nhà sản xuất có ghi ra và cảm thấy cần thiết phải ghi ra để khách hàng nắm bắt hay không. Hầu hết các thiết bị cần phép nối chắc chắn sẽ được thông tin về công suất này. Nhưng nếu thiết bị âm thanh hoạt động một mình thì việc cung cấp thông tin công suất RMS là không cần thiết. 

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ đã phần nào giúp bạn biết được công suất RMS của loa là gì và đặc điểm, cách đo, cách áp dụng RMS như thế nào. Từ đó có được những kiến thức hữu ích liên quan đến hệ thống âm thanh.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì hay đang muốn tìm mua những sản phẩm chất lượng cao bạn hãy đến với Phúc Thanh Audio. Chúng tôi sẽ làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng.