Khi chúng ta mua và sử dụng các thiết bị audio thường thấy rằng ở bất kỳ thiết bị loa hay tai nghe đều nhắc đến một đơn vị là trở kháng. Vậy trở kháng của loa là gì? Tầm quan trọng của nó trong các thiết bị này ra sao? 

Những vấn đề này không phải ai cũng có thể biết và hiểu nó một cách chính xác. Trong bài viết này, Phúc Thanh Audio sẽ giải tích cho các bạn hiểu rõ về khái niệm trở kháng và những lưu ý khi chọn mua hay ghép nối thiết bị với nhau. Hãy theo dõi bài viết để nắm vững thông tin các bạn nhé!

Trở kháng là gì?

 Trở kháng khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực điện 

Trong quá trình sử dụng loa và các thiết bị âm thanh, có bao giờ bạn thắc mắc về trở kháng là gì không?

Trong lĩnh vực về kỹ thuật điện, trở kháng được biết đến là một đại lượng vật lý đại diện cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào.

Trở kháng của loa có ký hiệu là chữ Z và nó được đo bằng đơn vị đo Ω (Ohm). Trở kháng ngoài vai trò đại diện cho sự cản trở dòng điện thì còn là khái niệm mở rộng của điện trở trong dòng điện xoay chiều, có chứa thêm thông tin về độ lệch pha.

Trở kháng được quyết định bởi cuộn dây cấu tạo nằm bên trong loa.

Trở kháng của loa ảnh hưởng tới phối ghép loa và amply như thế nào?

Sau khi đã hiểu được khái niệm trở kháng của loa là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu những ảnh hưởng của trở kháng tới phối ghép loa và amply. Các bạn cần lưu ý khi ghép loa và amply có trở kháng khác nhau. 

Nếu như tổng trở kháng của loa mà nhỏ hơn trở kháng của amply thì dẫn đến tình trạng amply sẽ bị quá tải và bị cháy. Nhiều người không biết nguyên nhân này do đâu mặc dù trước khi ghép nối đã đảm bảo được công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa.

Căn cứ vào trở kháng trên loa mà loa được chia thành hai loại là: trở kháng cao và trở kháng thấp.

Các loa karaoke thường được nhà sản xuất lựa chọn ở tầm 4Ω, 6Ω, 8Ω. Ngoài ra, trong các dàn âm thanh karaoke, khi các bạn nối ghép các loa với nhau thì việc đấu nối nhiều loa vào một amply là điều bắt buộc. Có hai cách đấu nhiều loa vào amply phổ biến, được nhiều người áp dụng là: nối liên tiếp và nối song song.

Trong cách đấu nối liên tiếp loa và amply, trở kháng có công thức tính như sau: 

( R ) = R1 + R2 + R3 +  R4 + R5 ....R (n).

  • Trong đó R: là tổng trở.

    Trong cách nối song song, trở kháng được tính theo công thức:

    Ta có trở kháng: 1/ R  = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 + 1/R4 + 1/R5… + 1/R (n).

  • Trong đó: 1/R là trở kháng.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được trong cách nối mạch song song thường thấy giữa các loa karaoke, khi trở kháng càng lớn thì loa sẽ càng tương thích với amply. Từ đây chúng ta cũng rút ra được kinh nghiệm khi nối ghép, loa có trở kháng 8Ω sẽ hoạt động tốt hơn loa có trở kháng 4Ω. 

Cách mắc song song sẽ làm cho trở kháng của loa bị giảm xuống và công suất của loa tăng lên. Vì vậy bạn cần lưu ý khi lựa chọn loại amply thì công suất thích hợp với công suất của loa.

Khi mua loa, chúng ta cũng để ý thấy các nhà sản xuất đã cung cấp đầy đủ những thông số về công suất đầu ra theo từng loại trở kháng để người dùng căn cứ vào đó mà thực hiện nối ghép.

Sơ đồ hai cách mắc loa 

Kết nối loa trở kháng thấp

Kiểu kết nối loa trở kháng thấp này khá quen thuộc và thường được sử dụng trong các dàn âm thanh trình diễn có công suất cao, karaoke, ...Cùng với đó là yêu cầu khoảng cách giữa loa và amply là không quá xa (chỉ từ 50 tới 100m). 

Theo đó, yêu cầu đặt ra là bạn phải thiết kế làm sao cho tổng trở kháng đầu vào của loa lớn hơn trở kháng đầu ra của amply. Với kết nối loa trở kháng thấp thì khoảng cách giữa amply hoặc cục đẩy công suất và loa phải nhỏ hơn 10m. Bạn không được để amply và loa xa nhau, nếu bạn để cho khoảng cách của chúng quá xa nhau, amply sẽ không thể cung cấp đủ công suất để loa có thể hoạt động.

Cách kết nối này thường bắt gặp ở những loa có trở kháng là 4Ω hoặc 8Ω. Các dàn âm thanh, karaoke hay các hệ thống nghe nhạc đang áp dụng cách kết nối này. 

Kết nối loa trở kháng cao

Kiểu kết nối loa trở kháng cao thường được ứng dụng chủ yếu vào các hệ thống âm thanh thông báo, phát nhạc, hệ thống âm thanh công cộng. Các hệ thống âm thanh này đều có chung một đặc điểm đó chính là chúng đều sử dụng amply có chia vùng ở để phát ở những khu vực như bạn mong muốn và những loại loa biến áp.

Cách kết nối loa trở kháng cao giúp người sử dụng không chỉ về hiệu quả âm thanh mà còn ở tín hiệu truyền xa của amply. Đặc biệt, các hệ thống âm thanh công cộng, chúng đòi hỏi độ phủ sóng rộng trong không gian hàng ngàn mét vuông. Đối với những trường hợp như thế này, chúng ta buộc phải sử dụng kiểu kết nối loa ở trở kháng cao, để đảm bảo tín hiệu của âm thanh.

Ngoài ra còn có một ưu điểm cực kỳ hữu ích phải kể đến khi chúng ta thực hiện kết nối loa ở trở kháng cao. Đó là khi mắc loa song song sẽ giúp bạn loại bỏ được tính toán trở kháng phức tạp để có thể thực hiện một cách dễ dàng.  

Bài viết trên đã giúp cho các bạn xác định được trở kháng của loa là gì? Ngoài ra, Phúc Thanh Audio có cung cấp các sản phẩm loa, ampli và các thiết bị âm thanh chính hãng cũng như hỗ trợ tư vấn các giải pháp về thiết kế, các dịch vụ lắp đặt âm thanh. 

Những ai đang có nhu cầu mua sản phẩm hoặc sử dụng các dịch vụ của chúng tôi thì hãy liên hệ qua hotline: 0838558833 hoặc tới trực tiếp showroom tại địa chỉ: 601 Nhật Tảo, phường 7, quận 11, TP.HCM.